Lịch sử hoạt động USS Plunger (SS-179)

1937 - 1941

Sau khi hoàn tất việc trang bị, Plunger khởi hành từ Gravesend Bay, New York vào ngày 15 tháng 4, 1937 cho chuyến đi chạy thử máy huấn luyện tại các khu vực vịnh Guantánamo, Cuba, vùng kênh đào PanamaGuayaquil, Ecuador. Đến tháng 11, sau khi sửa chữa sau chạy thử máy tại Portsmouth, nó khởi hành để đi sang San Diego, California để gia nhập Đội tàu ngầm 14 trực thuộc Hải đội Tàu ngầm 6 và hoạt động tại vùng bờ biển Thái Bình Dương. Vào ngày 15 tháng 3, 1938, nó cùng tàu tiếp liệu tàu ngầm Holland (AS-3) và năm tàu ngầm khác cùng thuộc lớp Porpoise lên đường cho một chuyến đi đến Dutch Harbor, Alaska. Trong những năm tiếp theo nó hoạt động huấn luyện tại các vùng biển Panamaquần đảo Hawaii. Chiếc tàu ngầm đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 11, 1941 và vẫn đang hiện diện tại đây khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12, khiến chiến tranh bùng nổ tại Mặt trận Thái Bình Dương.[1]

1942

Chuyến tuần tra thứ nhất

Trong vòng một tuần sau cuộc tấn công, Plunger lên đường cho chuyến tuần tra đầu tiên trong chiến tranh. Tuy nhiên nó buộc phải quay trở lại trở lại căn cứ do trục trặc rò rỉ lườn tàu chịu áp lực.[18] Nó được sửa chữa trước khi trở ra khơi vào ngày 14 tháng 12, cùng các tàu ngầm Gudgeon (SS-211)Pollack (SS-180) hướng sang các đảo chính quốc Nhật Bản để canh phòng bên ngoài eo biển Kii, là lối ra chính của biển nội địa Seto bao gồm nhiều căn cứ và trung tâm công nghiệp quan trọng.[1]

Sau khi đánh chìm được tàu buôn Eizan Maru (4.702 tấn) ngoài khơi eo biển Kii, tại tọa độ 33°30′B 135°00′Đ / 33,5°B 135°Đ / 33.500; 135.000 vào ngày 18 tháng 1, 1942,[17][11] Plunger đụng độ với một tàu khu trục, và nó hoàn toàn bị bất ngờ khi khám phá ra tàu khu trục Nhật Bản cũng được trang bị sonar. Nó chịu đựng 24 quả mìn sâu thả xuống và bị hư hại đáng kể, nhưng đã có thể rút lui được và quay trở về Trân Châu Cảng an toàn vào ngày 3 tháng 2.[19][1]

Được cho cặp vào bến tàu Marine Railway, Trân Châu Cảng để sửa chữa, Plunger gặp tai nạn trượt khỏi bệ và chìm xuống đáy bến tàu vào ngày 17 tháng 2. Nó được trục vớt, sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại sau đó.[20]

Chuyến tuần tra thứ hai

Trong chuyến tuần tra thứ hai từ ngày 5 tháng 6 đến ngày 15 tháng 7 tại vùng biển Hoa Đông ngoài khơi Thượng Hải, Trung Quốc, Plunger đã phóng ngư lôi đánh chìm tàu chở hàng Ukai Maru số 5 (3.282 tấn) vào ngày 30 tháng 6 tại tọa độ 30°04′B 122°54′Đ / 30,067°B 122,9°Đ / 30.067; 122.900.[17] Đến ngày 2 tháng 7, nó tiếp tục đánh chìm Unyo Maru số 3 (3.282 tấn) tại tọa độ 30°30′B 120°25′Đ / 30,5°B 120,417°Đ / 30.500; 120.417.[17] Vào sáng sớm ngày 30 tháng 6, nó suýt phóng ngư lôi nhắm vào chiếc tàu biển chở hành khách SS Conte Verde, vốn đang vận chuyển nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ hồi hương theo thỏa thuận trao đổi với Đế quốc Nhật Bản; một bức điện khẩn nhận được từ căn cứ Trân Châu Cảng vào phút cuối đã ngăn chặn được cuộc tấn công thảm họa này.[21][1]

Chuyến tuần tra thứ ba

Khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 12 tháng 10 cho chuyến tuần tra thứ ba tại khu vực quần đảo Solomon, vào giai đoạn lực lượng Đồng Minh đang tiến đến khu vực Matanikaumũi Esperance, Plunger canh phòng nhằm ngăn chặn các chuyến Tốc hành Tokyo của đối phương. Vào ngày 2 tháng 11, đang khi lặn xuống né tránh máy bay tuần tra đối phương, chiếc tàu ngầm chạm phải đáy biển ở độ sâu 52 ft (16 m) làm hư hại nặng vòm sonar và đáy vỏ tàu, và rò rỉ nặng dầu và bọt khí. Chiếc tàu ngầm phải cắt ngắn chuyến tuần tra và quay trở về căn cứ.[1]

Chuyến tuần tra thứ tư

Sau khi được sửa chữa tại Brisbane, Australia, Plunger quay trở lại khu vực Guadalcanal cho chuyến tuần tra thứ tư từ ngày 21 tháng 11, hoạt động ngoài khơi Munda, nơi quân Nhật cho đổ bộ lực lượng và tiếp liệu bằng sà lan vào ban đêm. Vào đêm 16-17 tháng 12, nó lách qua đội hình bốn tàu khu trục đốo phương để tấn công hai tàu đang chất dỡ tiếp liệu, rồi lặp lại đợt tấn công tương tự vào đêm hôm sau, nhưng trong cả hai đợt đều không thể xác định được kết quả. Trên đường quay trở về căn cứ, nó bị ném bom vào ngày 8 tháng 1, 1943, và về đến Trân Châu Cảng vào ngày 12 tháng 1.[1]

1943

Chuyến tuần tra thứ năm

Trong chuyến tuần tra thứ năm tại khu vực quần đảo Caroline, vào ngày 28 tháng 2, Plunger đã phóng trúng ngư lôi và gây hư hại cho tàu chở dầu Iro (14.050 tấn) tại vị trí khoảng 130 nmi (240 km) về phía Tây đảo Jaluit. Đến ngày 12 tháng 3, nó đánh chìm được tàu buôn Taihosan Maru (1.804 tấn) ngoài khơi đảo Ponape, [1]

Chuyến tuần tra thứ sáu

Kinai Maru.

Trong chuyến tuần tra thứ sáu tại khu vực quần đảo Mariana, vào cùng ngày 10 tháng 5, Plunger đã đánh chìm hai tàu chở hành khách Tatsutake Maru (7.068 tấn) và Kinai Maru (8.360 tấn) tại vị trí khoảng 200 nmi (370 km) về phía Đông Saipan, tại tọa độ 14°29′B 149°00′Đ / 14,483°B 149°Đ / 14.483; 149.000.[17][1]

Chuyến tuần tra thứ bảy

Trong chuyến tuần tra thứ bảy từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 26 tháng 7, Plunger tham gia cùng các tàu ngầm Lapon (SS-260)Permit (SS-178) để lần đầu tiên xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản nhằm tấn công tàu bè vận chuyển nguyên liệu thô từ Mãn ChâuTriều Tiên. Nó đã đánh chìm tàu chở hành khách Niitaka Maru (2.478 tấn) vào ngày 12 tháng 7 tại tọa độ 43°02′B 140°00′Đ / 43,033°B 140°Đ / 43.033; 140.000,[11]

Dãi băng Hoạt động Tác chiến
Huân chương Chiến dịch Hoa KỳHuân chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương
với 14 Ngôi sao Chiến trận
Huân chương Chiến thắng Thế Chiến II

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: USS Plunger (SS-179) http://books.google.com/?id=bJBMBvyQ83EC http://www.ibiblio.org/hyperwar/USN/Wallin/index.h... http://www.navsource.org/archives/08/08179.htm //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //www.worldcat.org/oclc/18121784 https://www.history.navy.mil/research/histories/sh...